Là một trong những thế hệ người tiêu dùng trẻ, Gen Z là nhóm đối tượng được nhiều nhà tiếp thị hướng đến hiện nay.
1. Xây dựng nội dung quảng cáo thân thiện với thiết bị di động
Chiến lược marketing hiệu quả cho gen Z cần thân thiện với smartphone. Đa số Gen Z dùng thiết bị di động để thực hiện các giao dịch cũng như hoạt động giải trí. Phát triển nội dung có thể dễ dàng được tiếp cận và tiêu thụ qua smartphone sẽ tăng sức lan tỏa đến gen Z.
Bên cạnh đó, gen Z không chỉ sử dụng một mạng xã hội. Chính vì thế, các nhãn hàng, thương hiệu cần tối ưu quảng cáo trên từng mạng xã hội khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ, Instagram là nơi Gen Z thể hiện hình ảnh, khao khát của bản thân, Facebook lại chủ yếu là nơi họ tìm đọc tin tức.
2. Sử dụng video ngắn là một chiến lược marketing thông minh
Gen Z có xu hướng xem những nội dung dạng video trên các ứng dụng mạng xã hội mà họ có thể dễ dàng truy cập trên điện thoại. Theo eMarketer, các mạng xã hội được được sử dụng nhiều nhất bởi Gen Z là Snapchat, TikTok và Instagram. Đây là các nền tảng gần như cho phép người dùng sản xuất và xem những nội dung video dạng ngắn.
Những quảng cáo có tính chất hài hước, nội dung hay dễ thu hút gen Z hơn là chỉ tập trung vào PR sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp. Thêm vào đó, gen Z là những người có xu hướng thích mọi thứ nhanh chóng hạn chế sự chờ đợi. Do đó, các quảng cáo mà thời lượng quá dài sẽ dễ làm các bạn bị mất kiên nhẫn không muốn xem tiếp. Các quảng cáo dạng video ngắn đã được thực hiện trong vài năm gần đây được cho rằng mang lại hiệu quả cao hơn.
3. Sử dụng Influencer trong các chiến dịch marketing.
Là những người trẻ năng động và là người dùng mạng xã hội thông minh, thẩm định, chọn lọc nội dung. Gen Z không còn thích những nội dung quảng cáo “nhàm chán” thông thường nữa. Họ coi trọng trải nghiệm dịch vụ hơn là những lời quảng cáo về sản phẩm, thương hiệu.
Chính vì thế, Influencer marketing đang được ưa chuộng và họ cũng chính là người có kết nối gần gũi với Gen Z hiện nay. Influencer tạm hiểu là “Người có tầm ảnh hưởng” – là những người nổi tiếng, tạo xu thế, có tầm ảnh hưởng lớn đến với cộng đồng. Các Influencer có thể là ngôi sao, hot instagram, beauty blogger, vlogger,… được nhiều người biết đến trên diện rộng.
4. Tăng cường kết nối và tương tác
Việc kết nối, tương tác giữa người bán hàng với khách hàng, giữa khách hàng với khách hàng là vô cùng quan trọng. Trên thực tế, 76% Gen Z nói rằng họ muốn các thương hiệu phản hồi lại bình luận và xem khả năng phản hồi này là chìa khóa để xác định tính xác thực của một thương hiệu. 41% thế hệ này đã đọc ít nhất 5 đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng và họ chia sẻ gấp đôi số phản hồi tích cực so với tiêu cực.
Các nhãn hàng, thương hiệu có thể chủ động xây dựng các cộng đồng để tạo nên sự kết nối và tương tác với khách hàng. để kết nối, đặt câu hỏi và thảo luận với khách hàng của họ. Để những cộng đồng như thế này phát triển mạnh thì chúng cần một người lãnh đạo, một người kiểm duyệt để điều phối và đảm bảo nội dung cũng như sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên. Ngoài ra, để xây dựng một cộng đồng cho Gen Z, có những người quản lý trong cùng thế hệ Z cũng sẽ là một lợi thế bởi họ nói cùng một ngôn ngữ.
5. Trở thành một thương hiệu có ảnh hưởng tích cực
Gen Z là thế hệ có ý thức về đạo đức xã hội sâu sắc. Họ đòi hỏi các thương hiệu, nhãn hàng cần có quan điểm mạnh mẽ về các vấn đề “nóng” của xã hội như phân biệt chủng tộc, biến đổi khí hậu, quyền LGBT…
Tuy nhiên, việc thể hiện trách nhiệm xã hội khác hoàn toàn với quảng cáo thương hiệu “trắng trợn”. Những bạn trẻ gen Z là “chuyên gia” trong việc phát hiện “chiêu trò” truyền thông cũng như vô cùng nhạy cảm với thông điệp của các nhãn hàng. Để tham gia và giải quyết các vấn đề xã hội các marketer xem xét kỹ lưỡng vấn đề và đưa quan điểm phù hợp với giá trị thương hiệu và quan điểm của Gen Z.