Với sự phát triển của công nghệ, các nhà tiếp thị đã tìm ra rất nhiều phương pháp mới để tiếp cận khách hàng mục tiêu nhằm truyền tải thông điệp của họ. Điều này không chỉ tăng doanh số mà còn giúp thương hiệu có chỗ đứng tốt hơn trong tâm trí khách hàng.
1. Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói
Trên thực tế, các phần mềm trợ lý giọng nói đã giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Có tới 56% số lượt tìm kiếm bằng giọng nói trên toàn thế giới được thực hiện bằng điện thoại. Nghiên cứu cho thấy 71% người tìm kiếm muốn sử dụng các phần mềm trợ lý giọng nói hơn là phương thức gõ chữ tìm kiếm thông thường.
Một trong những nguyên nhân khiến cho tìm kiếm bằng giọng nói trở nên phổ biến là việc áp dụng công nghệ AI vào trong tìm kiếm đã giúp cung cấp những kết quả có độ chính xác cao nhất cho người dùng.
Để tối ưu hóa nội dung của bạn cho tìm kiếm bằng giọng nói, hãy nhắm mục tiêu các từ khóa câu hỏi như “làm thế nào”, “cái gì”, “tại sao”, “khi nào” và “ở đâu”. Các từ khóa đuôi dài, thường ở dạng câu hỏi, thường được người dùng sử dụng nhiều hơn trong quá trình tìm kiếm bằng giọng nói. Các doanh nghiệp nên chú ý đến các cụm từ được người dùng sử dụng nhiều lần và tối ưu hóa cho các tìm kiếm phổ biến đó.
Bên cạnh đó, cần cải thiện tốc độ và thời gian tải của trang web, sửa đổi nội dung cũ để nó giúp trả lời nhiều thắc mắc của người dùng hơn, kiểm tra khả năng tìm kiếm bằng giọng nói trên các phần mềm trợ lý giọng nói khác nhau, sử dụng AMP và dữ liệu có cấu trúc, tập trung vào Local SEO.
2. Tiếp thị bằng công nghệ thực tế ảo – VR
Tiếp thị bằng công nghệ thực tế ảo cho phép các thương hiệu tạo ra trải nghiệm thu hút người tiêu dùng và khuyến khích chuyển đổi theo các thú vị. AR/VR giúp thúc đẩy các hình thức quảng cáo tương tác, “thổi hồn” cho hoạt động quảng cáo trên các kênh truyền thông truyền thống.
Tiếp thị bằng công nghệ thực tế ảo giúp nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu, tạo hiệu ứng lan truyền (viral) và xây dựng cộng đồng kết nối các đối tượng công chúng có cùng đam mê, sở thích và các mối quan tâm tới thương hiệu (diễn đạt rõ hơn) trên nền tảng Internet. AR/VR tăng cường trải nghiệm của khách hàng, giúp họ thấu hiểu sản phẩm dịch vụ, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng và tạo sự khác biệt trong cạnh tranh. Công nghệ thực tế ảo hỗ trợ tổ chức sự kiện và là công cụ phát triển các hình thức tham quan/sự kiện ảo.
3. Video ngắn
Trong cuộc sống bộn bề, hối hả, video ngắn được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất để thu hút sự tương tác của khách hàng với thương hiệu, và kích thích họ lan tỏa thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó. Hiện nay, video ngắn dưới 60 giây đã có mặt ở khắp mọi nơi, trên nhiều nền tảng như TikTok, Instagram Reels, YouTube Shorts, Google, LinkedIn và Pinterest cũng đang mở rộng dịch vụ chia sẻ video ngắn.
Theo khảo sát của HubSpot, 51% số marketer đã sử dụng video ngắn trong chiến dịch năm 2022 và 38% dự kiến đầu tư vào nó trong tương lai. Ngoài ra, video ngắn được xem là chiến dịch marketing trên social media đem lại lượng ROI (Return On Investment – Tỷ lệ lợi nhuận/đầu tư) cao nhất, theo báo cáo gần đây của HubSpot.
Trong đó, 3 giây đầu tiên của video rất quan trọng trong việc nắm bắt cảm xúc của khách hàng. Vì thế, các nhà sáng tạo nội dung cần chú trọng xây dựng nội dung hấp dẫn trong khung thời gian này.
4. Review
Review đang là một dạng sáng tạo nội dung chia sẻ đánh giá, nhận xét về sản phẩm/dịch vụ dựa vào trải nghiệm thực tế trên các kênh truyền thông xã hội, giúp tăng sự tương tác và tạo động lực mua hàng cho khách hàng hiệu quả. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khách hàng thường tin tưởng hơn vào các đánh giá, bình luận và phản hồi từ người tiêu dùng khác hơn là từ nhãn hàng.
Theo nghiên cứu của Nielsen, 92% khách hàng tin tưởng đánh giá và phản hồi từ người tiêu dùng hơn là các quảng cáo từ nhãn hàng. Theo một nghiên cứu của Search Engine Land, 88% khách hàng đặt nhiều niềm tin vào đánh giá trực tuyến hơn là các thông tin mô tả sản phẩm từ nhà cung cấp. Theo một nghiên cứu của Spiegel Research Center, sản phẩm có đánh giá sẽ có tỷ lệ mua hàng cao hơn 270% so với sản phẩm không có đánh giá.
5. Podcast
Podcast được coi là công cụ tiếp thị mạnh mẽ có khả năng tiếp cận đông đảo người nghe nhờ vào các thông điệp được truyền tải một cách chân thực, đáng tin cậy. Podcast không chỉ là công cụ tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đầy tiềm năng, mà còn là một phương tiện sáng tạo nội dung và tương tác với khách hàng hiệu quả. Có thể thấy, đây là một xu hướng content marketing mới với sự phát triển đầy tiềm năng trong tương lai.
Theo nghiên cứu, 51% nhà tiếp thị đã sử dụng podcast/audio sẽ đầu tư nhiều hơn vào năm 2022 và 43% dự định sẽ tiếp tục tập trung như vậy. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của podcast trong việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, 53% nhà quảng cáo khác đã sử dụng podcast/audio nói rằng, đây là các xu hướng thiết kế nội dung hiệu quả nhất mà họ từng sử dụng, mặc dù chỉ số ROI khá thấp. Điều này cho thấy podcast không chỉ là công cụ quảng cáo hiệu quả, mà còn là một phương tiện để tạo nội dung thú vị và tương tác với khách hàng.